Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Ai Là Người Đúng Nhất?



(Sứ điệp Phục sinh)
Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 1: 22-24)

***

Phao-lô - Sứ giả của Tin lành: “Trao” mà không “đổi”:

Cô-rinh-tô thời của Phao-lô là một thành phố cảng, nơi hội tụ của ít nhất bốn nền văn hóa lớn, trong đó nó được pha trộn bởi những nền văn hóa như Hi-lạp, La-mã, Ấn độ và… Do thái.

Đương khi:

- Người Hi-lạp tìm sự khôn ngoan,

- Người Do thái tìm phép lạ,

- Các triết gia phô trương sự hiểu biết về những chiều kích tư duy, tư tưởng khác nhau…

Thì Phao-lô đến đây giảng “Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại”.

Phao-lô là một “học giả chẳng giống ai” và có lẻ không ít người đã nói về ông rằng “hắn ta bị khùng”!

Sự khôn ngoan của các triết gia Hi-lạp thời Phao-lô có giá trị riêng của nó, nhưng nó không cứu được ai.

Các phép lạ của “Đức Chúa Trời trong lịch sử người Do thái” là điều “lạ lùng” không ai phủ nhận được và cũng không có dân tộc nào được như thế… nhưng nó cũng chẳng cứu rỗi được ai. (Các phép lạ của Đức Chúa Trời cứu người Do thái trong hoàn cảnh hiện tại của họ, không cứu rỗi họ).

Sứ điệp của Phao-lô “Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” là quyền phép và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời để CỨU mọi kẻ nào TIN. (Rô-ma 1: 16)

Thành phố cảng Cô-rinh-tô, là một trung tâm thương mại cấp quốc tế thời đó, nơi đây người ta trao đổi cho nhau mọi thứ hàng hóa và luôn cả các nền văn hóa. Phao-lô đến Cô-rinh-tô không phải để “trao đổi” hoặc giao lưu văn hóa với người đương thời – các triết gia, ông đến để “trao” cho người ta một chiếc “chìa khóa” để được cứu rỗi. Ông “trao” mà không “đổi” bất cứ một thứ gì nơi các triết gia khôn ngoan đời này. - Tin lành của Đức Chúa Trời “ban cho” người ta sự cứu rỗi, Tin lành không “bán”… cho ai cái gì! Phao-lô là người “trao” cho người ta “Tin lành cứu rỗi”, ông không “đổi” để lấy lại từ nơi thế gian cái gì (khôn ngoan, triết học đời này). Mọi người đến đây để “trao đổi”, Phao-lô đến đây để “trao” mà không “đổi”!


Tin lành - “chiếc chìa khóa xấu xí”:

Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 1: 22-24)

Lần đầu tiên cầm chiếc chìa khóa trên tay, có lẻ nhiều người sẽ nói: Đây là vật gì mà xấu xí lạ lẫm thế này, nó có đẹp đẻ và giá trị gì đâu? Nhưng người làm ra nó thì biết đây là “vật dùng để mở”… Cũng vậy, “Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 1: 22-24)

Sự khôn ngoan, triết học và các nền văn hóa, tôn giáo trong thế gian không cứu được ai, nhưng “Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh. Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh” (I Cô-rinh-tô 15: 3-4) là sứ điệp đem đến SỰ CỨU RỖI CHẮC CHẮN cho con người trong mọi thời đại.


Đương khi…

Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, 23 thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; 24 song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 1: 22-24)

a/ Đương khi… thế gian thời Nô-ê lo “ăn uống cưới gả”, hưởng thụ cuộc sống… thì Nô-ên và gia đình ông lo đóng tàu và giảng đạo. (Lu-ca 17: 27; Hê 11: 7) Có lẻ không ít người trong thời của Nô-ê họ cũng nói rằng: “cái lão Nô-ê, chắc lão ấy bị khùng”. Nhưng lịch sử Kinh thánh cũng như lịch sử thế gian, khảo cổ học đã ghi nhận: Nô-ê đúng.

Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình;bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.” (Hê 11: 7)

b/ Đương khi… các tiên tri đương thời của Giê-rê-mi giảng rằng “Bình an, bình an” thì một mình ông - Giê-rê-mi rao giảng cho dân sự rằng “tai họa sắp đổ xuống trên đầu các ngươi nếu các người không ăn năn”! “Dân ngoại sẽ đến đây chiếm xứ và các ngươi hết thảy sẽ bị bắt đi làm phu tù, đền thờ sẽ bị đốt, thành sẽ bị phá…” – Người ta nói về Giê-rê-mi rằng “tên này chắc bị khùng”, hắn là một tên “phản động” rao sứ điệp cho vua dân ngoại…? Nhưng rồi lịch sử Kinh thánh và lịch sử Tuyển dân xác nhận rằng: Giê-rê-mi đúng.

c/ Đương khi… các thầy tế lễ, các thầy thông giáo và người Pha-ri-si dạy cho người đương thời, dân sự Chúa rằng “phải sống theo Luật pháp” để được đẹp lòng Đức Chúa Trời… thì Giăng Báp-tít rao giảng “Các ngươi hết thảy phải ĂN NĂN”! “Cái búa đã để kề gốc cây, cây nào không sinh trái tốt thì sẽ bị ĐỐN…” (Lu-ca 3: 9) – Giăng Báp-tít không dạy người ta phải sống theo Luật pháp, mà bảo “hết thảy phải ăn năn”.


Và còn nhiều cái “đương khi…” khác trong Kinh thánh nữa.


Ngày nay:

Ngày nay “đương khi…” Hội thánh Tư gia Việt Nam chuẩn bị tổ chức “kỷ niệm 25 năm ngày Đức Thánh Linh giáng lâm” thì Huỳnh Thúc Khải và mục vụ Lời Hằng Sống rao giảng “Hết thảy Hội thánh Chúa ở VN từ nhà thờ cho đến tư gia PHẢI ĂN NĂN”.

Ngày nay “đương khi…” các trang mạng điện tử Tin lành nổ lực đánh bóng và ca tụng “Hội thánh VN đang được phước, Chúa đang phấn hưng và thăm viếng Hội thánh VN”… thì trang mạng và “mục vụ Lời Hằng Sống” rao giảng “Hết thảy Hội thánh Chúa tại VN từ nhà thờ đến tư gia PHẢI ĂN NĂN”!

Chưa biết ai đúng đây!

Đương nhiên lịch sử sẽ trả lời AI LÀ NGƯỜI ĐÚNG NHẤT.


Huỳnh Thúc Khải

Mv LHS – Chúa nhật Phục sinh 31/3/2013

1 nhận xét:

  1. sứ điệp Thập Tự Giá Đấng Christ dường như chỉ được nhắc đến như một phần hoa lá cành thêm vào hương vị cho tòa giảng chứ không phải là trọng tâm sứ điệp Tin Lành.
    Vì sao? vì quyền năng thập tự giá chưa đụng chạm làm tan vỡ những tấm lòng của những thợ giảng Kinh Thánh nên họ không thể rao giảng được. Có một vài người rao giảng mạnh mẽ lẽ thật nầy nhưng rất khô khan vì họ đã copy lại bài giảng của người khác rồi xào nấu bố cục, cách hành văn, thí dụ cho nó ra vẻ của riêng mình nhưng nó làm chết tòa giảng. Phao-lô rao giảng thập tự giá đầy quyền năng vì ông ta kinh nghiệm quyền năng thập tự giá Đấng Christ đã làm tan vỡ tấm lòng và thay đổi toàn bộ đời sống cá nhân của ông. Hội Thánh Việt Nam đang thiếu nhưng mục sư kinh nghiệm thập tự giá Đấng Christ

    Trả lờiXóa