Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Đi Tìm ‘Ẩn Số X’ Trong Hội Thánh


X vẫn là X… con số không đổi!

Xe của Đức Chúa Trời số là hai vạn,
Từng ngàn trên từng ngàn;
Chúa ở giữa các xe ấy y như tại Si-na-i trong nơi thánh.” (Thi thiên 68: 17)
***

Theo Thi thiên 68: 17 - Nếu gọi “xe của ĐCT” là ‘X’ thì con số ấy là hai vạn, tức “20.000” và “Từng ngàn trên từng ngàn”, tức 1000/1000, 1000/1000 … … nghĩa là một con số cũng chưa xác định là mấy.

Bài toán tìm ‘X’:

Cô giáo cho đề toán: Tìm X khi biết rằng “mối liên hệ của X với các hiện số là… X cọng… bằng…; X trừ… nhân… chia… bằng… ”?
Tí, một học sinh trong lớp, dùng bút màu đỏ “khoanh tròn ‘X’ lại” và ghi chú bên cạnh “Nó đây nè”! Rồi đem nộp bài… (Báo Mực Tím)

Một cán bộ AN gần đây có gọi một mục sư lên nói chuyện và hỏi: “Đồng chí X” trên LHS là ai?
Mục sư kia trả lời: Tui nè! (Giống Tí trong lớp học trên đây quá)

Truyện tình báo thời chiến tranh: Tại một quốc gia kia, khi “quân ngụy” bắt được một “đồng chí”, chúng tra tấn và hỏi: “Z.5” là ai? Người bị tra tấn trả lời: Tui không biết! (Làm điệp báo, điềm chỉ viên ai làm nấy biết)

Mới đây cũng có một anh em trong Hội thánh hỏi một anh em khác rằng: “Đồng chí X” trên LHS là ai?
Người kia trả lời: Ông tới mà hỏi “đồng chí X”!

Vậy đồng chí X là ai?

Đồng chí X là đồng chí X chứ là ai mà hỏi!? (hỏi cũng là trả lời)
Đồng chí X vẫn là đồng chí X, giống như “Xe của Đức Chúa Trời số là hai vạn,
Từng ngàn trên từng ngàn; Chúa ở giữa các xe ấy y như tại Si-na-i trong nơi thánh” (Thi thiên 68: 17) - Nếu gọi “xe của ĐCT” là ‘X’ thì con số ấy là hai vạn tức “20.000” và “Từng ngàn trên từng ngàn” tức 1000/1000, 1000/1000 … … Nghĩa là vẫn còn là một “ẨN SỐ”!

Cái mà chúng ta vẫn khẳng định đó là: “X vẫn là X” – không đổi! (Trong toán học, con số không bao giờ thay đổi) Chỉ có điều nó là một “ẨN SỐ”.

Trong thần học “X là gì”?

Nếu trong toán học “X là ẩn số” thì trong “thần học” X là gì?
Trong toán học người ta thường đặt ‘X là ẩn số’ và ẩn số nào cũng có lúc được giải mã. (Lẻ tất nhiên X chỉ là ẩn số đối với những người đang giải bài toán, còn “X là ai” là gì, là mấy thì người RA ĐỀ đã biết rồi. Phe ta sao lại không biết phe mình?)

Nếu trong toán học “X là ẩn số” thì trong “thần học” X là “KẺ ĐỨNG HAI HÀNG” (không rõ ràng, mờ mờ ảo ảo, nữa sáng nữa tối…)

Nền tảng Kinh thánh cho “ẩn số X” trong Hội thánh:

Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng? Đấng Christ và Bê-li-an Bê-li-an là một tên riêng của quỉ Sa-tan nào có hòa hiệpchi, hay là kẻ tin có phần gì với kẻ chẳng tin? Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời lại với hình tượng tà thần? Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta.
Bởi vậy Chúa phán rằng:

Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó,
Đừng đá động đến đồ ô uế,
Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi:EsIs 52:11
 Ta sẽ làm Cha các ngươi,
Các ngươi làm con trai con gái ta,
Chúa Toàn năng phán như vậy” (II Cô-rinh-tô 6: 14-18)

Căn cứ vào phân đoạn Kinh thánh của Phao-lô trên đây, “X trong Hội thánh” là:

“Kẻ mang ách chung với kẻ chẳng tin”: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin
“Kẻ hội hiệp cùng kẻ dữ”: “…công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng?
“Kẻ đứng giữa ánh sáng và bóng tối”: “Sự sáng với sự tối có thông đồngnhau được chăng?” (người đứng trong sự sáng, nhưng thỏa hiệp với bóng tối)
“Kẻ có đức tin nhưng dự phần với quân vô đạo”: “kẻ tin có phần gì với kẻ chẳng tin?” (vô thần) – Người xưng mình là Cơ-đốc-nhân nhưng lại cộng tác làm việc cho kẻ “phá Hội thánh Chúa”!
“Kẻ sống bằng quan điểm hòa hiệp – thỏa hiệp”: “Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời lại với hình tượng tà thần? Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống…?” (Hòa bình, hòa thuận… khác với “hòa hiệp”!)

Mẫu số chung của những Cơ-đốc-nhân thật – ‘Hiện số C’ là gì?
Mẫu số chung của những Cơ-đốc-nhân thật – Hiện số C (viết tắc của chữ Cơ-đốc-nhân) là: “Phân rẽ” và “Ra khỏi”!
C=…/“Phân rẽ + Ra khỏi”!
X không có mẫu số chung này.
X mang trên mình một hình thái Cơ-đốc-nhân (hiện số C) nhưng X không có mẫu số chung là “Phân rẽ + Ra khỏi”.

“Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó,
Đừng đá động đến đồ ô uế,
Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi:EsIs 52:11
 Ta sẽ làm Cha các ngươi,
Các ngươi làm con trai con gái ta,
Chúa Toàn năng phán như vậy” (II Cô-rinh-tô 6: 17-18)

Đi tìm ẩn số X, khi biết rằng ‘X không có mẫu số chung với C= “Các anh em”/“Phân rẽ + Ra khỏi” (hình thức toán phân số)… Vẫn đang là một “bài toán cho anh em”. Nhưng với hiện tại, kết quả một nửa bài toán mà anh em đã giải ra được là “X không có mẫu số chung với anh em”, mẫu số chung đó là “Phân rẽ + Ra khỏi” thì chúng ta có thể khẳng định “X không thuộc về anh em”. X là X.

Trong thời của A-háp, kẻ đã bán mình cho ma quỷ để làm điều ác trước mặt Chúa, kẻ đã BÀY MƯU để khiến cho A-cha-xia, con trai của Giô-ram vua của nước Giu-đa – vương quốc phía Nam – gây cho vương quốc ấy bị bại hoại (II Sử 22: 1-4), Ê-li đã nói với những tiên tri thỏa hiệp sống dưới thời của A-háp rằng “các ngươi đi hai hàng cho đến chừng nào”? (I Các vua 18: 21)

Mỗi chúng ta đều có những khác biệt về “nhiều chỉ số”, nhưng là Cơ-đốc-nhân thật, chúng ta có một “mẫu số chung” đó là “Phân rẽ + Ra khỏi”. Nếu ai trong vòng chúng ta không có mẫu số chung này, người đó đang là một “ẩn số X”.

“Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó,
Đừng đá động đến đồ ô uế,
Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi:EsIs 52:11
 Ta sẽ làm Cha các ngươi,
Các ngươi làm con trai con gái ta,
Chúa Toàn năng phán như vậy” (II Cô-rinh-tô 6: 17-18)

Để kết luận: 
Cô giáo cho đề toán: Tìm X khi biết rằng “mối liên hệ của X với các hiện số là… X cọng… bằng…; X trừ… nhân… chia… bằng… ”?
- Tí, một học sinh trong lớp, dùng bút màu đỏ “khoanh tròn ‘X’ lại” và ghi chú bên cạnh “Nó đây nè”! Rồi đem nộp bài… (Báo Mực Tím)

‘Người Đi Tìm Các Loại Ẩn Số’


Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 12/3/2013

0 nhận xét:

Đăng nhận xét